Một trong những câu hỏi được đạt ra nhiều trong khi mua – bán hay các cuộc triển lãm cây cảnh là “ cây này bao nhiêu tuổi/ bao nhiêu năm rồi?”. Điều đó chứng tỏ tiêu chí đầu tiên của một cây cảnh nghệ thuật là vẻ cỏ lão của cây trong ba tiêu chí “Cổ - kỳ - mỹ”.
Sự cổ lão của cây cảnh nghệ thuật có ý nghĩa vô cùng quan trọng như thế, vậy ta có thể “làm giả” được tuổi của nó nếu như ta không muốn “há miệng chờ sung” trông chờ vào thiên nhiên mà ngược lại muốn tự mình thức đẩy quá trình lão hóa của nó để khẳng định ta cũng để khẳng định: đó mới là nghệ thuật.
Trong bài viết này ta chỉ trình bày kỹ thuật lão hóa cây cảnh đặc biệt là kỹ thuật lão hóa vỏ cây, tuy là một kỹ thuật nhưng thiếu nó không thể trở thành nghệ thuật được. Xuất phát của kỹ thuật này cũng học theo thiên nhiên mà có.
Trong thiên nhiên, tuổi cây ứng với thời gian sống dài hay ngắn của nó và nó biểu hiện rất rõ: khi cây già thì thân cành thường mỡ màng vươn thẳng, lá to và non xanh; cành xù xì, khúc khuỷu, còn chi tán thư thoáng, lá nhỏ và sậm mẩu.
Dĩ nhiên sẽ có lợi hơn nhiều nếu ta sử dụng một cây phôi đã sẵn có một số hoặc tất cả các đặc điểm kể trên. Một cây già thường cho phép rút ngắn thời gian, nhưng chúng cũng có những mặt hạn chế khiến ta sẽ pahir cắt bỏ, đục khoét rất nhiều để làm giảm kích thước cây cảnh và phải che dấu các vết cắt bỏ đó là việc rất khó khăn nếu muốn thực hiện một cách thuyết phục.
Vậy muốn thiết kế một cây cảnh nghệ thuật nhằm thể hiện một cây đã già, tức là đã cổ lão thì phải sử dụng các kỹ thuật để làm cho các cây đó phải có tất cả những đặc điểm của một cây đã già như trong tự nhiên. Bằng chứng của sự lão hóa về mặt sinh học, tựu trung lại, chúng có những đặc điểm cơ bản sau:
- Ngọn cây có dạng vòm chứ không nhọn và mâm rễ thường nổi trên mặt đất.
- Cành nhánh thường cân đối, gấp khúc.
- Các tán lá thường thưa, thoáng tách biệt rõ ràng.
- Cấu tạo của vỏ cây đã già: sần sùi, nứt nẻ…
Trong bốn đặc điểm trên thì ba đặc điểm đầu ta có thể thực hiện được khá dễ dàng bằng cách cắt, tỉa, uốn, kéo…. nhưng còn đặc điểm thứ tư về cấu tạo của vỏ cây già là rất khó thực hiện nếu ta không muốn chờ đợi ở thời gian tự nhiên của tạo hóa. Thời gian lão hóa tự nhiên của vỏ cây cảnh có thể phải chờ đợi hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm. Sự chờ đợi đó không phải là cách thức tốt nhất, hữu hiệu nhất đối với một đời người quá ngắn ngủi như chúng ta, nhưng lại muốn sáng tạo nhiều, cống hiến nhiều cái đẹp cho nhân loại.
Kiểu vỏ có đặc trưng của cây đã già thì thuwonfg vỏ cây có dạng sần sùi, nứt nẻ hoặc có cấu tạo lớp vỏ cứng bao bọc, hoặc có vỏ tróc ra từng miếng lớn để lộ những mảng bóng màu hồng xanh vàng sẫm…
Các nghệ nhân cây cảnh xưa và nay từng tìm ra các tác động từ bên ngoài để lão hóa cây bằng cách làm bầm dập vỏ cây, thậm chí dùng cả đèn cò phun cháy từng mảng vỏ để làm lũa thân cây vv… và hiện nay đang phổ biến một kỹ thuật chưa biết: đó là việc tạo môi trường trực tiếp bằng cách bao quanh vỏ cây một lớp thực vật – cụ thể là rêu để thích thích cây chóng già.
Trong thiên nhiên, hầu hết các loài cây cho lớp vỏ già nhanh hơn nếu thân cây được bao quanh bằng một lớp thực vật. Vì môi trường ẩm ướt (của lớp thực – rêu) bao bọc liên tục nơi vỏ cây với những vét xước nông có thể đẩy nhanh một cách đáng ngạc nhiên qua trùng lão hóa vỏ cây, nó tạo cho vỏ cây sự cạnh tranh với đám thực vật bao quanh để dành lấy dinh dưỡng. Chúng ta có thể với hàu hết cây cảnh ở bất cứ độ tuổi nào hoặc bất cứ kích thích nào lớn nhỏ nào để đẩy nhanh sự lão hóa của vỏ cây. Kỹ thuật này thực hiện nằng ba bước như sau:
B1: Dùng giấy nháp thô chà nhẹ trên thân cây theo chiều dọc nhằm làm xước lớp vỏ ngoài của vỏ cây ở một số chỗ, nhưng không làm rách sâu vào tầng phát sinh gỗ. Cố gắng chà lên cao đến mức có thể ở thân cây, kể cả các cành lớn.
B2: Giữ cho rêu luôn ẩm bao quanh khu vực đã chà xước vỏ cây một lớp dày khoảng 2 cm rồi cố định rêu ở đúng vị trí bằng dây buộc không quá chặt.
B3: giữ cho rêu luôn ẩm ngay cả khi đã đặt cây trong bóng mắt. Kiểm tra thân cây mỗi tháng, nếu thấy có rễ cây mọc ra dám rêu thì phải tháo rêu để cắt bỏ rễ đó đi. Sau vài ngày khi cây khô trở lại phải bó rêu ẩm lại ngay.
Việc bó rêu ẩm để tăng cường lớp mô tích tụ lại theo dạng tổ ong và thời gian cần có để các vết sần sùi nứt nẻ xuất hiện phụ thuộc vào độ dày của vỏ cây và số lượng lớp mô mới được sản sinh ra quá trình bó rêu. Xin lwuu ý thêm là trong quá trình bó rêu cần để cho cây phát triển lá càng nhiều càng tốt để tối đa hóa sự sản sinh ra lớp mô. Lớp mô sản sinh nhanh thì vỏ cây càng dày và nhanh già. Thường phải giữ lớp rêu ẩm bao quanh ỏ cây khoảng trên dưới 2 năm mới đạt hiệu quả mong muốn. Như vậy ta có thể rút ngắn thời gian lão hóa so với tự nhiên khoảng 5 – 7 năm. Điều đó thật là kỳ diệu trong tạo tác một cây cảnh nghệ thuật mà các nghệ nhân thường mơ ước.
Theo yeucaycanh.com
Nhận xét