Trong tự nhiên: rễ cây có 3 nhiệm vụ
- Hút nước và muối khoáng (nhựa thô)
- Giữ cho cây đứng vững trước mưa gió
- Dự trữ dinh dưỡng
Trong cây cảnh, rễ cây chỉ còn một nhiệm vụ cơ bản và thêm một nhiệm vụ mới, đó là:
- Hút nước và muối khoáng.
- Làm đẹp cho cây.
Quá trình phát rễ khi thay đất
Đầu tiên là mặc dù không còn rễ nhưng nước vẫn được hút lên cây nhờ hiện tượng mao dẫn. Với một phần dinh dưỡng còn sót lại trong thân, nó sẽ cố gắng phát lá. Sau khi lá mọc ra rồi nó sẽ làm nhiệm vụ tổng hợp dinh dưỡng để phát rễ.
Hiểu được vòng luân chuyển này rất quan trọng. Bởi khi thay đất bạn không nên cắt trụi lá mà nên chừa lại một phần để vòng tuần hoàn hút nước–>tổng hợp dinh dưỡng–>chuyển dinh dưỡng xuống nuôi rễ không bị gián đoạn. Thậm chí với những cây khó tính như nguyệt quế chẳng hạn, bạn nên để nguyên lá và tưới phun sương cho cây liên tục sau khi thay đất. Việc để nguyên lá là giúp cây dễ dàng tổng hợp dinh dưỡng và việc phun sương để cây không mất nước mà cũng không bị thối rễ do rễ cây lúc này chưa lành vết cắt.
Tăng khả năng hút dinh dưỡng của một rễ: (nói cách khác là làm cho rễ khỏe) Kỹ thuật này là việc nuôi cấy nấm cộng sinh với một số loại cây có vi khuẩn hoặc nấm cộng sinh ở rễ như thông tùng, vạn niên tùng (thông tre), dương liễu(Pacific Yew)v.v. Cách đơn giản nhất để cấy nấm này vào đất là lấy một ít đất quanh rễ loại cây tương tự ngoài tự nhiên trộn vào đất. Còn muốn nuôi nấm cho khỏe thì điều cần nhớ đầu tiên là KHÔNG BÓN QUÁ NHIỀU PHÂN. Cây thông thường chết vì `sặc` phân nhiều hơn vì đói.
Nhận xét